5 trường đại học Nhật Bản lọt Top 100 thế giới

5 trường đại hc Nht Bn đã lt vào danh sách Top 100 trường tt nht thế gii ca t chc đánh giá uy tín Quacquarelli Symonds, nước Anh. 

QS Quacquarelli Symonds đã tiến hành xếp hạng 1.418 trường đại học trên khắp thế giới trong ấn bản QS World University Rankings 2023, trong đó có 50 trường đại học đến từ xứ sở hoa anh đào. Đây là một trong hai bảng xếp hạng (BXH) trường đại học nổi tiếng thế giới, bên cạnh BXH do Times Higher Education (THE) phát hành.

Để chọn ra Top 100 trường đại học tốt nhất thế giới, QS đã tiến hành xếp hạng dựa trên 6 yếu tố, trong đó có danh tiếng, số trích dẫn/giảng viên (đo lường mức độ ảnh hưởng của các nghiên cứu) và tỷ lệ giảng viên/sinh viên…

Theo bảng xếp hạng, Đại học Tokyo ở vị trí thứ 23, đây cũng là lần thứ hai ngôi trường danh giá giữ vững danh hiệu này. Theo sau là Đại học Kyoto ở hạng 36, Viện công nghệ Tokyo hạng 55, Đại học Osaka hạng 68 và Đại học Tohoku hạng 79.

Trường Đại học Tokyo - Ngôi trường hàng đầu của xứ sở Hoa Anh Đào
Đại học Tokyo giữ vị trí thứ 23

Trong bảng xếp hạng Top 200 có thêm sự góp mặt của 4 trường đại học bao gồm Đại học Nagoya hạng 112, Đại học Kyushu hạng 135, Đại học Hokkaido hạng 141 và Đại học Keio hạng 197.

Thông báo Hội nghị trực tuyến quốc tế chuyên đề "Nghiên cứu môi trường" của  Trường Đại học Kyoto Nhật Bản năm 2020
Đại học Kyoto hạng 36

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ chính là nhà quán quân, đây cũng là lần thứ 11 liên tiếp ngôi trường giữ vững danh hiệu này. Theo sau là Đại học Cambridge của Anh và Đại học Stanford của Mỹ.

So sánh với bảng xếp hạng Top 100 của QS vào năm 2022, đã có 19 trong số 50 trường đại học Nhật Bản rớt hạng, 11 trường cải thiện thứ hạng, còn 18 trường khác vẫn giữ nguyên vị trí.

Các trường đại học danh tiếng tại Nhật Bản|Giới thiệu Nhật Bản (日本紹介)
Đại học Osaka chiếm vị trí 68

Mặc dù Đại học Tokyo vẫn giữ vững hạng 23 nhưng số lượng các trích dẫn khoa học đã rớt 25 hạng so với năm trước xuống hạng 128. Đơn vị QS đánh giá Đại học Tokyo đều thể hiện khá tốt hầu hết các chỉ tiêu, tuy nhiên sức ảnh hưởng của các nghiên cứu đang giảm.

Ben Sowter, Phó chủ tịch cấp cao của QS cho biết thông qua số liệu, lý do chính cho việc Nhật Bản tụt hạng là do sự giảm sút về các công trình nghiên cứu. Ông cũng phân tích rằng điều này là kết quả của việc thiếu đầu tư vào vốn trí tuệ hơn hai thập kỷ qua. Bức tranh này hoàn toàn ngược lại với Trung Quốc khi họ liên tục gia tăng về số lượng sinh viên tốt nghiệp Thạc sĩ.

Ông Ben cũng nhắc đến quỹ 10 nghìn tỷ yên được thiết lập bởi Chính phủ Nhật Bản để hỗ trợ cho các trường đại học và cho rằng đây là nước đi hứa hẹn giúp hồi sinh lại hoạt động nghiên cứu của nước này, nhưng sẽ phải mất nhiều năm để kết quả được thể hiện trên bảng xếp hạng của QS.