Mục lục
Đến với ẩm thực xứ sở hoa anh đào, ngoài các món Sushi, Sashimi, mì Ramen…thì không thể không nhắc món bánh truyền thống Mochi của người Nhật. Bánh Mochi (餅, もち) được biết đến là món bánh truyền thống, thường xuất hiện trong các ngày lễ của Nhật Bản. Bánh Mochi truyền thống được làm từ bột gạo nếp, bánh có mặt trong hầu hết các dịp lễ, tết của Nhật Bản.
Bánh Mochi được làm như thế nào?
Mochi truyền thống được làm từ bột nếp. Gạo được giã thành bột nhão và nặn thành hình dạng mong muốn. Người Nhật coi gạo như những tinh hoa được thần linh ban cho. Chính vì thế nó mang ý nghĩa linh thiêng, mang lại sự may mắn, sung túc cho người Nhật Bản.
Vì có mặt trong hầu hết các dịp quan trọng của Nhật Bản cho nên loại bánh này được dùng như vật phẩm để nâng cao tinh thần nhằm mang lại sự may mắn. Bánh được đặt trang trọng tại gian tường Toko-noma hoặc trong bếp, dùng làm vật cúng trong gia đình vào những dịp năm mới.
Bánh được người Nhật làm hết sức công phu, đa dạng về hình thức cũng như mùi vị. Món bánh còn tượng trưng cho cuộc sống tròn đầy, viên mãn.
Mochi dai mềm, ngọt lịm xứng danh món ăn tinh thần – một trong những nét văn hóa ẩm thực Nhật Bản.
Các biến thể của bánh Mochi
1. Sakura
Mang hương vị đặc trưng của Hoa Anh Đào. Nhân bánh là phần mứt đậu đỏ hoặc đậu trắng ngào đường. Khi hấp người ta sẽ cuốn bánh ở trong một chiếc lá Anh Đào.
2. Daifuku
Là loại bánh thường được dùng trong các dịp tết với nhân được làm từ đậu đỏ hoặc đậu trắng sên đường. Bên ngoài được bao lại bằng một lớp bột gạo hay bột bắp trắng mịn. Đây là món bánh Mochi cơ bản nhất của người Nhật và được rất nhiều du khách mua về làm quà.
3. Hishi
Là một loại bánh ngọt tượng trưng của Nhật Bản gắn liền với lễ hội Hinamatsuri “Ngày của các cô gái”. Thành phần gồm ba lớp: màu đỏ được làm từ cánh hoa nhài, màu trắng được làm từ củ ấu và màu xanh làm từ ngải cứu, màu sắc bắt mắt, mùi vị ngọt thanh, phía dưới lớp bánh bên dưới là một lớp đậu phộng hoặc kẹo đậu phộng.
4. Ichigo Daifuku
Đây là món ăn vặt nổi tiếng, được yêu thích của các trẻ em Nhật, được sử dụng nhiều trong ngày Tết. Ichigo Daifuku có lớp vỏ bánh giống như bánh Daifuku nhưng nhân bên trong ngoài đậu đỏ sên đường sẽ có thêm một trái dâu tây tươi.
5. Zoni
Thường được ăn vào dịp tết đầu năm của người Nhật mang nghĩa là “vạn sự như ý”. Đây là món khá đặc biệt bởi người ta sẽ nấu canh rau củ, sau đó cho thêm bánh Mochi vào nên sẽ gọi chung là Zoni Mochi.
6. Kusa
Món bánh này được tạo nên từ cây ngải cứu vì thế có lớp vỏ màu xanh còn nhân được làm từ đậu đỏ sên đường. Kusa Mochi còn được gọi với cái tên khác là Mochi ngải cứu, Mochi cỏ xanh hay Yomogi Mochi, món bánh này phổ biến và được ăn nhiều nhất trong những dịp lễ tết ở các vùng quê Nhật Bản, hình thức bên ngoài hình viên tròn thì có tùy chọn khung hình cho từng vùng.
7. Chikara
Thường được ăn cùng mì udon. Bánh được làm thành hình như miếng đậu phụ.
8. Ice Cream
Bánh này có lớp vỏ bên ngoài được làm từ bột Mochiko chứ không phải bột nếp, còn bánh nhân sẽ được làm từ các loại kem khác nhau.
9. Kinako
Gần giống với món bánh mochi nướng nhưng nó vẫn giống với hình dạng của bánh thông thường. Bánh sau khi pha sẽ được cho vào lò nướng và phủ một lớp bột đậu nành lên trên khi ăn.
10. Oshiruko
Là món cháo ngọt làm từ đậu azuki luộc và nghiền nát, đựng trong bát với bánh mochi . Có nhiều phong cách khác nhau của shiruko , chẳng hạn như shiruko với kẹo hạt dẻ, hoặc với bánh bao bột gạo nếp.
11. Hanabira
Được ăn vào đầu năm mới và lễ hội trà truyền thống, món bánh mang hình dáng là cánh hoa, loại bánh này dễ dàng phân biệt với lớp bánh mochi trắng làm từ cánh hoa mỏng bên ngoài cùng, rất gọn gàng để lộ lớp mochi màu hồng bên trong làm từ mứt đậu đỏ Anko.
3 địa điểm để ngắm hoa anh đào mùa đông của thành phố Izu
LỄ CƯỚI Ở NHẬT BẢN CÓ GÌ KHÁC VỚI VIỆT NAM?
VÌ SAO NÚI PHÚ SĨ ĐƯỢC GỌI LÀ BIỂU TƯỢNG NHẬT BẢN?