N3 : Cách sử dụng みたい – Phân biệt với らしい, っぽ

Pbn

1. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~みたい

 Cấu trúc 

[N  /  A/  V(普通形)] + みたいだ/ みたいに
[N  /  A/  V (普通形)] + みたいな + N
みたい được xem như là một tính từ đuôi な

 Ý nghĩa 

Hình như, có vẻ …

 Cách dùng  

  • a) Diễn tả suy đoán của người nói
    Đây là cách dùng đã được đề cập đến ở trình độ N4.
    Ví dụ :
    来週、田中mさんは大阪へ出張するみたいだ。
    → Có vẻ tuần sau, anh Tanaka sẽ đi công tác ở Osaka.
  • b) Dùng để nêu lên ví dụ, so sánh.  Diễn tả trạng thái, tính chất của sự vật, sự việc bằng cách so sánh với một trường hợp khác.
    Ví dụ : 
    1)あなたは太陽みたいに眩しい。
    → Em tỏa sáng như mặt trời vậy.
    2)木村さんみたいな頭がいい恋人が好きです。
    →   Tôi thích người bạn trai thông minh giống như anh Kimura.

2. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~らしい

Cấu trúc

 N + らしい

 Ý nghĩa 

Có vẻ, dường như,…

 Cách dùng  

Ở trình độ N4, chúng ta đã học về ~らしい với ý nghĩa diễn tả sự suy đoán dựa trên những gì nghe được. Tuy nhiên, trong ngữ pháp N3, ~らしい chỉ đứng sau danh từ, dùng để so sánh với một vật/người đặc trưng nào đó.
Ví dụ :
1) 今日は夏らしい暑いですね。
→  Hôm nay nóng như mùa hè ấy nhỉ.
2) 荒々しい言葉を使うのは彼らしくない。
→ Nói chuyện thô lỗ không giống như phong cách của anh ấy chút nào.)

3. Ngữ pháp tiếng Nhật N3 ~っぽい

Cấu trúc 

ます/N + っぽい

Ý nghĩa 

Có vẻ, như là, giống như,…

Cách dùng 

So sánh người hoặc vật có tính chất tương tự nhau, có cảm giác giống.

Ví dụ :
1) これは水っぽい茶ですね。
→ Cái này nhạt như nước vậy.
2) あの小学生、大人っぽい。
→ Em học sinh tiểu học kia rất ra dáng người lớn.

4. Phân biệt cách dùng

~っぽい khác với  ~みたい  ở chỗ  ~っぽい thường chỉ so sánh hai người/vật có tính chất tương tự như nhau, gần với nhau còn ~みたい có thể so sánh cả hai người/vật không liên quan gì đến nhau.
~みたい dựa trên thông tin có được hay những kinh nghiệm trực tiếp của bản thân như nhìn, nghe, ngửi,… để đưa ra phỏng đoán còn ~らしい truyền đạt lại những gì nghe được từ người khác hoặc suy luận từ một thông tin nào đó.
Có thể nói mức độ chính xác của ~みたい là 60-70% còn của ~らしい chỉ đúng khoảng 30-40%.

Như vậy, với các mẫu ngữ pháp tiếng nhật có vẻ みたい, っぽい, らしい có 2 tiêu chí để chúng ta phân biệt

+) Mối quan hệ giữa hai vật được so sánh ( có tính chất tương tự nhau hay không).
+) Mức độ chính xác của thông tin.

————————————————————————–

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Nhớ theo dõi HIKARI để cập nhật nhiều kiến thức thú vị nhé!

HIKARI – TRUNG TÂM NHẬT NGỮ
CÁC THỂ ĐỘNG TỪ CƠ BẢNTrụ sở: 310 Lê Quang Định, P.11, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
CÁC THỂ ĐỘNG TỪ CƠ BẢNVP: Tòa nhà JVPE, lô 20, Đường số 2, Công viên phần mềm Quang Trung, P.Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP.HCM
CÁC THỂ ĐỘNG TỪ CƠ BẢNHotline: 0902 390 885
CÁC THỂ ĐỘNG TỪ CƠ BẢNĐiện thoại: (028) 3849 7875
CÁC THỂ ĐỘNG TỪ CƠ BẢNWebsite : www.hkr.edu.vn